Là một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu Việt Nam, Tân Hiệp Phát đã chinh phục thị trường Việt nhờ những chiến lược marketing đột phá. Vậy, chiến lược Marketing của Tân Hiệp Phát có gì để có thể cạnh tranh với các đối thủ như Cocacola, Pepsi…? Cùng MekongSoft phân tích chiến lược marketing của Tân Hiệp Phát trong bài viết này.
Giới thiệu tổng quan về thương hiệu nước giải khát Tân Hiệp Phát
Nhắc đến các thương hiệu nước giải khát trên thị trường Việt Nam, Tân Hiệp Phát chắc hẳn đã không còn xa lạ. Sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước, len lỏi vào từng mâm cơm, bàn tiệc, của người Việt.
Thương hiệu Tân Hiệp Phát được thành lập năm 1994 với tiền thân là Nhà máy Bia Bến Thành và đã phát triển trở thành Tập đoàn đồ uống hàng đầu Việt Nam và không ngại cạnh tranh với các thương hiệu ngoại nhập. Chiến lược sản phẩm của Tân Hiệp Phát tập trung vào các sản phẩm chính như trà xanh 0 độ, nước tăng lực Number 1, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato, Trà Ô long không độ,…
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thương hiệu nước giải khát Tân Hiệp Phát sở hữu nhiều công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất không thua kém gì các thương hiệu sừng sỏ trên thế giới.
Tân Hiệp Phát hiện đang là thương hiệu sản xuất nước giải khát lớn thứ 2 trên thị trường Việt Nam, đứng sau PepsiCo và Suntory Holdings Ltd. Thương hiệu này đã bán được khoảng 510 triệu lít nước giải khát trong năm 2018.
Xem thêm : Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
Phân tích mô hình SWOT của Tân Hiệp Phát
Điểm mạnh
- S1: Tân Hiệp Phát có hệ thống nhà máy công suất lớn, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại.
- S2: Thương hiệu này đầu tư nhiều cho nghiên cứu phát triển sản phẩm.
- S3: Hệ thống quản lý có năng lực, tham vọng và tầm nhìn xa, có thể nảy ra những ý tưởng truyền thông mới mẻ, độc đáo.
- S4: Thương hiệu Tân Hiệp Phát đạt nhiều giải thưởng về chất lượng, tạo được lòng tin với khách hàng.
Điểm yếu
- W1: Nguồn lực nội tại phân bố không đồng đều, dẫn đến tình trạng có thể thừa, thiếu ở một số địa phương.
- W2: Nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào các đối tác, một số phải nhập khẩu.
Cơ hội
- O1: Thị hiếu, xu hướng tiêu dùng hiện đại, nhu cầu sử dụng nước giải khát ngày càng tăng, đặc biệt trong các buổi tiệc.
- O2: Hệ thống chuỗi thức ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi phát triển, thúc đẩy cơ hội xâm nhập thị trường mới, tăng vị thế cạnh tranh.
- O3: Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, tạo cơ hội cho Tân Hiệp Phát mở rộng sang thị trường quốc tế.
Thách thức
- T1: Toàn cầu hóa và sự xâm nhập của các tập đoàn trên thế giới vào thị trường Việt Nam, khiến cho “miếng bánh” của Tân Hiệp Phát trên thị trường nước giải khát phải bị chia đều với các thương hiệu khác.
- T2: Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ riêng các thương hiệu nước giải khát Việt Nam mà hàng loạt những thương hiệu nước ngoài cũng đang gây khó khăn cho Tân Hiệp Phát.
Xem thêm : Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola
Chiến lược Marketing 4P của Tân Hiệp Phát
Kênh phân phối (Place)
Tân Hiệp Phát hiện tại đang có kênh bán hàng rộng khắp trên toàn quốc, các sản phẩm của công ty cũng có mặt tại 16 quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và Úc.
Tại thị trường Việt Nam, thương hiệu Tân Hiệp Phát đã xây dựng được đội ngũ nhân viên tiếp thị tại các đại lý, nhà bán buôn và nhà phân phối ở khắp mọi nơi, kể cả ở những vùng sâu vùng xa. Hệ thống phân phối của Tân Hiệp Phát rộng khắp cả nước, thương hiệu này đảm bảo cung cấp hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện đến tận tay đại lý và người tiêu dùng trên khắp 63 tỉnh thành của cả nước và thế giới.
Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn nhắm đến thị trường các sản phẩm thức ăn nhanh, thức ăn mang đi, loại trà xanh không độ từng thâm nhập vào các chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới như KFC hay Lotteria.
Chiến lược giá (Price)
Tính cạnh tranh của thị trường đồ uống tại thị trường Việt Nam ngày một tăng cao, Tân Hiệp Phát đã và đang phải đối mặt với các thương hiệu sừng sỏ trong và ngoài nước. Vì vậy, sản phẩm của công ty này luôn phải có chiến lược giá hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh.
Các sản phẩm nước uống đóng chai của Tân Hiệp Phát vẫn đang cạnh tranh giá khốc liệt với những tên tuổi như Cocacola, Pepsi… Mức giá trung bình từ 10.000VNĐ cho 1 chai trà xanh O độ hay Number 1 vẫn là một lựa chọn hợp lý cho khách hàng khi tìm mua những loại nước ngọt này.
Sản phẩm (Product)
Tân Hiệp Phát sở hữu nguồn lực mạnh mẽ với dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị sản xuất quy mô lớn, nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao. Tận dụng và sử dụng những yếu tố này một cách triệt để, Tân Hiệp Phát đã không ngừng phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và tối đa hóa sự lựa chọn cho khách hàng.
Với hệ thống sản phẩm phong phú và đa dạng, Tân Hiệp Phát có thể dễ dàng tiếp cận với mạng lưới khách hàng rộng lớn.
Chiến lược truyền thông (Promotion)
Tân Hiệp Phát là một trong những thương hiệu luôn đưa ra các mô hình quảng cáo mới, thực hiện tài trợ và đồng hành cho các chương trình thể thao, văn hóa, nghệ thuật cùng các chương trình gây quỹ từ thiện. Đồng thời, để làm nên tên tuổi trên thị trường, Tân Hiệp Phát đã chi mạnh tay trong hoạt động ký kết với các đại sứ KOL như Á hậu Huyền My, các chiến dịch chung với Trường Giang, Justatee, Phương Ly, Đức Phúc,…Tất cả mang lại hiệu ứng khá mạnh mẽ, giúp thương hiệu này ngày càng thành công trên thị trường.
Kết luận
Trên đó là những thông tin về chiến lược Marketing của Tân Hiệp Phát, hi vọng rằng đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích. Đừng quên cùng MekongSoft cập nhật những thông tin Marketing hữu ích nhé! Hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo.
Địa chỉ : Vietphone Building, 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM
SDT: 0944443558
Email: support@mekongsoft.com.vn
VPĐD: L2-17 Phan Thị Ràng, phường An Hòa,TP. Rạch Giá, Kiên Giang
Hotline: 0913542025
Website: Phần mềm theo yêu cầu