Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola đã giúp thương hiệu này mở rộng thị phần và trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới. Hãy cùng MekongSoft tìm hiểu chi tiết về chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola ở bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về Coca-Cola – Thương hiệu nước giải khát hàng đầu trên thế giới
Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu hiện nay trên thế giới.
Vào ngày 8 tháng 5 năm 1886, một dược sĩ tên John S.Pemberton đã mày mò, thử nghiệm và pha chế thành công ra một loại siro có mùi hương thơm đặc biệt, đồng thời đem lại màu nâu nhạt và có thể làm thuốc để chống đau đầu và mệt mỏi. Thấy được sự đặc biệt của loại nước uống này, ông đã đem đến hiệu thuốc của Atlanta lớn nhất thời bấy giờ và cho ra mắt trước công chúng, với giá 5 xu 1 cốc.
Người đặt tên cho loại thức uống này là Coca-Cola chính là trợ lý của John Pemberton là Frank M.Robinson.
Từ khi phát triển loại nước uống này, John đã cố gắng và nỗ lực đem Coca-Cola đi tiếp thị, quảng cáo khắp nơi. Trong quá trình phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi, Coca-Cola đã mở rộng cũng như phát triển ra 64 chi nhánh tại nước ngoài, bước vào những thị trường, vùng đất mới với những nhu cầu khác nhau và những nền văn hoá khác nhau.
Ở các thị trường đa dạng, Coca-Cola vẫn đã thành công trong việc kinh doanh của mình nhờ chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả.
Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola chi tiết nhất
Không chỉ nổi tiếng tại Mỹ, Coca-Cola còn được biết đến là thương hiệu nước uống giải khát nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới. Để đạt được thành công như hiện nay, Coca-Cola đã áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả.
Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy) là chiến lược gia tăng thị phần cho các danh mục sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp thông qua chiến lược Marketing hoặc chiến lược kinh doanh phù hợp.
Vậy chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola là gì? Ta sẽ phân tích chiến lược của Coca-Cola tại 3 thị trường nổi bật tại Châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Xem thêm : Coca Cola và bài học xương máu về xử lý khủng hoảng truyền thông
Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola tại Trung Quốc
Đặc điểm về thị trường Trung Quốc
Nhìn chung, nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng, người dân cũng có những mức thu nhập khác nhau. Điểm nổi bật và đặc trưng nhất của thị trường Trung Quốc có lẽ là sự tồn tại của các loại hàng hoá có quy cách và chất lượng khác nhau, dẫn đến việc định giá sản phẩm cũng rất khác nhau, thậm chí là chênh lệch nhau hàng chục, hàng trăm lần.
Xu hướng tiêu dùng của người Trung Quốc
Về cơ bản, xu hướng tiêu dùng chung của người Trung là ưa chuộng sản phẩm nhập ngoại. Dù có tinh thần tự tôn dân tộc lớn nhưng hàng nhập từ nước ngoài vẫn được người dân nước này ưa chuộng.
Một số hàng nhập ngoại được người dân Trung yêu thích và sử dụng nhiều là máy tính, smartphone, xe ô tô, TV,…
Bên cạnh đó, là một quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc quả thật là một môi trường kinh tế năng động, có sức hút lớn với nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là thị trường đầy tiềm năng mà Coca-Cola thâm nhập và phát triển.
Phương thức thâm nhập thị trường của Coca-Cola
Kể từ khi thâm nhập thị trường Trung Quốc, Coca-Cola đã trở thành đồ uống quá quen thuộc với người dân Trung Quốc.
Về quá trình thâm nhập thị trường của Coca-Cola, vào năm 1979, thương hiệu này đã đầu tư 1,4 tỷ đô la Mỹ và quyết tâm chinh phục thành công thị trường tỷ dân rộng lớn này.
Tận dụng được tâm lý của khách hàng Trung Quốc, Coca-Cola không đưa ra những chiến lược quảng cáo rầm rộ. Vì người tiêu dùng Trung ưa chuộng hàng nhập khẩu nên Coca-Cola đã nhập khẩu nước thành phẩm từ California, đóng chai tại Hồng Kong và bán vào thị trường Trung Quốc, chính thức bước vào thị trường nước này trong phạm vi hẹp.
Với chính sách kiểm soát hàng nhập khẩu chặt chẽ của chính phủ Trung, Coca-Cola đã xây dựng chiến lược 2 bên cùng có lợi. Về phía chính phủ Trung, thương hiệu này đã đồng ý xây dựng nhà máy đóng chai và tặng cho chính phủ để đổi lấy quyền phân phối sản phẩm tại thị trường này. Bằng chiến lược trở thành nhà cung cấp nguyên liệu đối với nhà máy đóng chai, Coca-Cola đã dần tiến vào thị trường Trung Quốc một cách mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, việc mở rộng hoạt động qua việc hợp tác với các doanh nghiệp địa phương giúp Coca-Cola hoạt động an toàn, thuận lợi hơn về mặt chính trị. Tính đến năm 2006, thương hiệu này đã có tổng cộng 35 nhà máy đóng chai trên khắp nước Trung Quốc.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola tại Nhật Bản
Đặc điểm của thị trường Nhật Bản
Thị trường Nhật được đánh giá là vô cùng rộng lớn và nhiều tiềm năng, với chỉ số GDP đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới. Người tiêu dùng Nhật cũng có nhu cầu mua sắm cao hơn nhiều so với trước kia.
Thị trường Nhật chịu ảnh hưởng lớn bởi các phương tiện truyền thông và có cách sống giống nhau. VÌ vậy, tại Nhật không có sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ sở hữu và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng sản phẩm.
Xu hướng người tiêu dùng tại Nhật
Thị trường Nhật là một thị trường mở, qui mô lớn với dân số đông. Người Nhật cũng có mức thu nhập trung bình cao và nhu cầu mua sắm lớn, chủ yếu là những mặt hàng chất lượng cao. Chỉ có những mặt hàng mà người Nhật tin tưởng, có thể đảm bảo về chất lượng mới có thể đáp ứng được nhu cầu của họ.
Nhật là một ngước giàu có và đông dân. Người tiêu dùng Nhật cũng là một trong những người chi tiêu một số lượng lớn thu nhập của mình vào thực phẩm. Vì vậy, đây chính là thị trường phù hợp để Coca-Cola thâm nhập và mở rộng thị trường.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola tại Nhật
Chiến lược thâm nhập nổi bật nhất của Coca-Cola vào thị trường Nhật chính là chiến lược liên doanh. Ở Nhật, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất để Coca-Cola có thể thành công là hệ thống phân phối và chất lượng sản phẩm.
Về hệ thống phân phối, Coca-Cola đã cố gắng tận dụng những máy bán hàng tự động để khách hàng có thể mua sắm tiện lợi hơn. Đồng thời, thương hiệu này cũng mở rộng việc bán hàng qua điện thoại và một số các mạng lưới truyền thông di động. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ Cmode để mua đồ uống luôn bằng điện thoại thay vì sử dụng tiền mặt.
Về chất lượng sản phẩm, Nhật là quốc gia có yêu cầu tiêu chuẩn rất cao trong quá trình mua sản phẩm. Họ khá khắt khe và có những đòi hỏi về tiêu chuẩn, chất lượng đi kèm với dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vì vậy, Coca-Cola đã đầu tư kỹ lưỡng vào quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm để người dân Nhật có thể tin tưởng được vào chất lượng của thương hiệu này.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola tại Việt Nam
Đặc điểm thị trường Việt Nam
Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường đầy tiềm năng đối với những nhà đầu tư nước ngoài sau hơn 20 năm xây dựng nền kinh tế mở cửa.
Các điểm mạnh nổi bật của thị trường Việt Nam có thể được kể đến như: dân số đông, thu nhập từ trung bình đến cao, thị trường có mức độ an toàn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Bên cạnh đó, việc là quốc gia hoà bình và có chính trị ổn định cũng là các yếu tố thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Xu hướng người tiêu dùng Việt Nam
Người Việt hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố sức khoẻ. Cái bây giờ người Việt quan tâm nhất chính là những thực phẩm mà họ mua về có thực sự đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng hay không.
Với sản phẩm chất lượng cao như Coca-Cola thì việc thâm nhập thị trường Việt không phải quá khó khăn.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola ở Việt Nam
Chiến lược nổi bật và hiệu quả nhất của Coca-Cola để thành công trong thị trường Việt Nam chính là thích nghi với người tiêu dùng thông qua những giá trị văn hoá truyền thống của người Việt.
Hiểu được hành vi của người tiêu dùng Việt là thường mua thực phẩm ở chợ cũng như siêu thị, Coca-Cola đã cho bày bán sản phẩm của mình ở các đại lý bán hàng và các siêu thị lớn trên toàn quốc để sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất.
Ngoài ra, Coca-Cola đã thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trong thời gian đầu, Coca-Cola đã tài trợ cho các hoạt động thể thao Việt Nam số tiền hào phóng lên tới hàng tỷ đồng.
Bên cạnh đó, giá bán của Coca-Cola cũng đã giảm hơn 20% so với thị trường ở Mỹ, khi 1 lon Coca-Cola ở Mỹ có giá 11 nghìn đồng, trong khi ở Việt Nam có 5 nghìn đến 6 nghìn đồng.
Tổng kết
Để mở rộng thị phần, Coca-Cola đã xây dựng và áp dụng hiệu quả các chiến lược thâm nhập thị trường. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả của Coca-Cola.
Địa chỉ : Vietphone Building, 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM
SDT: 0944443558
Email: support@mekongsoft.com.vn
VPĐD: L2-17 Phan Thị Ràng, phường An Hòa,TP. Rạch Giá, Kiên Giang
Hotline: 0913542025
Website: Phần mềm theo yêu cầu