Viettel là nhà mạng nổi tiếng tại Việt Nam, và gặt hái được nhiều thành công trên thị trường quốc tế. Để đạt được thành công này, Viettel đã triển khai những chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Quân đội (Viettel)
Theo Wikipedia, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989. Trụ sở chính của Viettel được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Viettel là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, internet; Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động; Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động,… Hiện Viettel là doanh nghiệp có tập khách hàng lớn nhất Việt Nam với hơn 70 triệu khách hàng.
Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.
Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.
Xem thêm : Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola
Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
Viettel là nhà mạng nổi tiếng tại Việt Nam, và gặt hái được nhiều thành công trên thị trường quốc tế. Để đạt được thành công này, Viettel đã triển khai những chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế một cách hiệu quả. Vậy chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế là gì? Viettel đã triển khai như thế nào?
Chiến lược chọn lựa thị trường
Thị trường mục tiêu là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhóm khách hàng cụ thể này là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình. Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…
Bằng cách phân tích phân khúc thị trường mục tiêu, bạn có thể hiểu được nhóm khách hàng lý tưởng của mình là ai. Khi tiếp cận nhóm khách hàng này, bạn sẽ không cần phải cố gắng thuyết phục họ quá nhiều để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bởi họ đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn từ trước đó rồi. Tất cả những gì bạn cần làm là khiến họ biết nhiều hơn đến thương hiệu sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Hiểu được tầm quan trọng của công việc này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel đã đưa ra bản đánh giá thị trường viễn thông trên thế giới. Theo đó, hiện nay ông chia toàn cảnh thị trường làm 3 loại chính, bao gồm:
Thị trường chưa phát triển (Độ phủ dân số 20%): Phạm vi thị trường tại các quốc gia này hẹp, nên không có tiềm năng để phát triển một cách bền vững.
Thị trường đang phát triển (Độ phủ dân số trên 50%): Các quốc gia trong giai đoạn này hầu hết tập trung ở châu Phi với mức chỉ số doanh thu trung bình trên một người dùng đem lại còn thấp. Bên cạnh đó, dân số tại khu vực này có khoảng hơn 1 tỷ dân, vì vậy đây là thị trường tiềm năng cho Viettel mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế.
Thị trường đã bão hoà (Độ phủ dân số đạt tới 70-80%): Đối với thị trường này, ngay cả cơ sở hạ tầng tại những vùng nông thôn cũng đã được nhiều tập đoàn viễn thông lớn bao phủ tới. Vậy nên, khả năng xâm nhập của Viettel vào các quốc gia này gần như bằng 0.
Với hướng đi đúng đắn giúp Viettel nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công tại thị trường quốc tế. Hành trình vươn ra biển lớn của Viettel bắt đầu từ năm 2009 bằng việc tung ra 2 nhà mạng tại Campuchia (Metfone) và Lào (Unitel). Hiện tại, thương hiệu này vẫn không ngừng mở rộng và phổ cập dịch vụ của mình tới thêm 8 thị trường nữa, bao gồm: Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Tanzania, Burundi, Haiti, Peru và Myanmar.
Trong các quốc gia mà Viettel đã đặt chân đến thì Tanzania là đất nước có dân số lớn nhất với khoảng 59 triệu dân (xếp thứ 24 trên thế giới). Giữ vị trí thứ 2 và 3 lần lượt là Myanmar (24 triệu dân, xếp thứ 26 trên thế giới) và Peru (32 triệu dân, xếp thứ 43 trên thế giới). Trong số các quốc gia này, Peru có cơ cấu dân số tương đồng với Việt Nam nhất. Nhóm người trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm trong độ tuổi phụ thuộc. Tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động của Peru là 28.5%, trên độ tuổi lao động là 6.4%, số người trong độ tuổi lao động này là 65.1% và độ tuổi trung bình của dân số Peru là 26.2. Hay đối với thị trường Mozambique cũng là một trong những quốc gia trên thế giới có dân số trẻ nhất với độ tuổi trung bình là 16.8 tuổi. Tỷ lệ dân số dưới độ tuổi là 45.9%, trên độ tuổi lao động là 3% và con số này của người trong độ tuổi lao động là 51.1%.
Những đặc điểm tương đồng kể trên mở ra nhiều cơ hội giúp Viettel thành công trên thị trường quốc tế, bởi thương hiệu này đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam.
Chiến lược định giá
Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với công ty, giá có vai trò quyết định việc cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa ra chiến lược giá có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Là một thương hiệu nước ngoài, Viettel hiểu rõ rằng bản thân cần nâng cao lợi thế cạnh tranh để giành thị phần từ nhà mạng nội địa. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh được với đối thủ, cũng như mở rộng thị phần của mình, Viettel đã áp dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy) ở một vài thị trường, nổi bật là Campuchia.
Định giá xâm nhập là một chiến lược marketing được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng đến với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên. Giá thấp hơn giúp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới xâm nhập thị trường và thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Định giá xâm nhập thị trường dựa trên chiến lược sử dụng giá thấp ban đầu để thu hút nhiều khách hàng biết đến một sản phẩm mới.
Mục tiêu của chiến lược định giá xâm nhập thị trường là lôi kéo khách hàng dùng thử sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng ở lại khi giá bán tăng trở lại mức bình thường. Các ví dụ về chiến lược định giá này có thể kể đến các website về tin tức trực tuyến khi họ cung cấp một tháng miễn phí cho dịch vụ đối với những khách hàng đăng ký sử dụng hoặc một ngân hàng cung cấp tài khoản miễn phí trong sáu tháng.
Với chiến lược này, Viettel đã áp dụng giá cước và phí các dịch vụ gia tăng thấp hơn các đối thủ cạnh tranh từ 20-25%. Ngoài ra, những chính sách khác liên quan đến giá cũng được đẩy mạnh như gói cước rẻ, linh hoạt, phù hợp với người bình dân, tính cước theo phương thức block 1 giây, thực hiện chính sách nghe cũng được nhận tiền, chia sẻ lợi nhuận với người tiêu dùng thông qua số phút họ nghe trong tháng.
Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài
Đối với phần lớn các doanh nghiệp, họ luôn mong muốn thu hồi vốn nhanh nhất có thể tuy nhiên Viettel lại có suy nghĩ khác. Trong chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế, thương hiệu này tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trạm phát sóng, đường dây để phủ sóng rộng khắp cả nước, nhất là những vùng xa xôi. Sau đó mới tính tới việc kinh doanh sinh lời.
Theo đó, chiến lược này bao gồm nhiệm vụ phủ sóng rộng toàn quốc, đem tới chất lượng mạng vượt trội và kinh doanh phù hợp với từng địa phương. Qua đó, đưa ra những chính sách bán hàng phù hợp để đưa dịch vụ tới tất cả người dân.
Tổng kết
Viettel là nhà mạng nổi tiếng tại Việt Nam, và gặt hái được nhiều thành công trên thị trường quốc tế. Để đạt được thành công này, Viettel đã triển khai những chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế một cách hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới các bạn những thông tin chi tiết như:
Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Quân đội (Viettel)
Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel, bao gồm: chiến lược chọn lựa thị trường, chiến lược định giá và xây dựng chiến lược phát triển lâu dài.
Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích từ chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel, từ đó giúp triển khai các chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế hiệu quả cho doanh nghiệp của mình!
Địa chỉ : Vietphone Building, 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM
SDT: 0944443558
Email: support@mekongsoft.com.vn
VPĐD: L2-17 Phan Thị Ràng, phường An Hòa,TP. Rạch Giá, Kiên Giang
Hotline: 0913542025
Website: Phần mềm theo yêu cầu