Chiến lược SEO để tăng doanh số thương mại điện tử

chiến thuật tối ưu SEO dưới đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp kinh doanh e-commerce tối ưu doanh số hiệu quả. Cùng MekongSoft tìm hiểu nhé!

June 8, 2022

Lưu lượng khách hàng truy cập website thấp, tỷ lệ chuyển đổi bán hàng không cao là những vấn đề chính mà hầu hết các trang web thương mại điện tử đang phải đối mặt.

Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp kinh doanh e-commerce cần triển khai chiến lược tiếp thị nội dung phù hợp nhằm thu hút, giữ chân khách hàng tiếp tục khám phá, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ. Từ đó thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng.

Và 20 chiến thuật tối ưu SEO dưới đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp kinh doanh e-commerce tối ưu doanh số hiệu quả. Cùng MekongSoft tìm hiểu nhé!

SEO là gì và những lợi ích mà SEO mang lại?

SEO hay Search Engine Optimization được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng người dùng truy cập vào 1 website thông qua việc tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage đó khi người dùng sử dụng truy vấn tìm kiếm qua Google, Bing, Yahoo,…

Là một chiến lược quan trọng của Marketing, SEO xem xét cách thức hoạt động, các thuật toán kiểm soát hành vi của công cụ tìm kiếm; những thuật ngữ hoặc từ khóa người dùng nhập vào thanh tìm kiếm của Google, Bing, Yahoo,… và công cụ tìm kiếm ưa thích của đối tượng mục tiêu.

Nhờ SEO, doanh nghiệp có thể cải thiện thứ hạng hiển thị trang web của mình trên kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ đó, tăng lưu lượng truy cập và lượng khách hàng được chuyển đổi.

Xem thêm : Chiến lược tự động hoá tiếp thị (Marketing Automation)
Các vấn đề nên được xử lý sạch trước khi SEO | DỊCH VỤ SEO TỪ KHÓA WEBSITE  TOP GOOGLE #1

Top 20 chiến lược SEO giúp doanh nghiệp tăng doanh số thương mại điện tử

Dưới đây là 20 chiến lược SEO mà doanh nghiệp bạn có thể áp dụng nhằm tăng lưu lượng truy cập website và thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng.

Chiến lược từ khóa được xây dựng kỹ lưỡng

Từ khóa xác định tần suất trang web thương mại điện tử của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả khi khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm một sản phẩm có sẵn trên website. Sử dụng từ khóa phù hợp là yếu tố quan trọng cho sự thành công của trang web thương mại điện tử.

Lựa chọn từ khóa phù hợp và phát triển thêm các nội dung tiếp thị liên quan chính là công việc tiếp theo bạn cần làm nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Bên cạnh đó, đối với những sản phẩm và dịch vụ có tính cạnh tranh cao, bạn nên sử dụng thuật ngữ dạng kết hợp rộng từ khóa (broad match keywords).

Ngoài ra, nếu bạn đang nhắm mục tiêu vào các ngôn ngữ địa phương, điều quan trọng là bạn phải lưu ý đến độ chính xác của các bản dịch cũng như chính tả của cụm từ đó, tránh gây hiểu nhầm, thậm chí là thiếu tính tin cậy khi khách hàng đọc bài viết. Vì vậy, hãy sử dụng công cụ dịch tiếng địa phương và không nên phụ thuộc nhiều vào Google dịch.

Nội dung bài viết truyền tải dễ hiểu, đáng tin cậy

Tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng thông qua nội dung truyền tải trên trang web cũng là một phương thức tiếp thị hiệu quả mà doanh nghiệp bạn có thể sử dụng.

Để giao tiếp khách hàng hiệu quả, nội dung tiếp thị của bạn cần ngắn gọn, dễ hiểu, diễn tả đúng trọng tâm thông tin về sản phẩm (tính năng, lợi ích,…). Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo về tính chính xác, tránh nói quá hoặc nói không đúng về sản phẩm gây hiểu lầm cho khách hàng, tạo ra những kỳ vọng mà sản phẩm hoặc dịch vụ không thể đáp ứng được. Đảm bảo chất lượng của nội dung bài viết sẽ giúp doanh nghiệp bạn tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng.

Kết nối với phương tiện truyền thông xã hội

Việc tích hợp trang web với các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter hay LinkedIn là vô cùng quan trọng trong bối cảnh tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội không hề nhỏ. Số lượt “like” trên trang của bạn càng lớn, mức độ lan tỏa, nổi tiếng của doanh nghiệp bạn càng cao. Hoạt động tích cực trên mạng xã hội chính là cách giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bên cạnh đó, mọi chia sẻ, tương tác của khách hàng trên trang web truyền thông xã hội đều là quảng cáo “0 đồng”, vậy tại sao bạn không nên thử ngay?

Làm cho mô tả sản phẩm trở nên độc đáo và có giá trị

Google Bot sẽ không không thu thập dữ liệu hay bỏ qua khi phát hiện trùng lặp nội dung trên website của bạn hay nội dung đó trùng với nội dung trên nhiều website khác.

Hãy chắc chắn rằng mô tả sản phẩm của bạn là độc nhất, mang tính độc đáo và có giá trị cho người đọc. Để làm điều này, bạn có thể:

Tạo mô tả sản phẩm độc đáo theo văn phong của riêng bạn, cung cấp cho người dùng cái nhìn đúng về sản phẩm, bao gồm chi tiết về tính năng, lợi ích,… mà bạn cho là thông tin quan trọng cần truyền tải tới khách hàng.

Khuyến khích khách hàng đăng bài đánh giá sản phẩm sau khi họ sử dụng.

Tối ưu trang bán hàng dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng

Nghiên cứu và tìm ra các từ khóa mà người dùng sử dụng khi truy vấn tìm kiếm, đảm bảo việc đưa những từ khóa này vào tiêu đề trang, tiêu đề bài viết và nội dung mô tả sản phẩm giúp trang web của bạn nhận được nhiều lượt truy cập có liên quan hơn.

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh sản phẩm son môi, bạn có thể liệt kê ra các biến thể xung quanh cụm từ “son môi” mà khách hàng tiềm năng có khả năng sử dụng như: son thỏi, son nước, son lì, son dưỡng, son bóng,… Từ đó đưa những cụm từ này vào bài viết quảng cáo sản phẩm giúp tăng tần suất xuất hiện bài viết trên trang tìm kiếm.

Link URL trang web chứa từ khóa phù hợp

Cài đặt link URL của bài viết chứa những từ khóa người dùng thường sử dụng để truy vấn tìm kiếm cũng là cơ hội giúp trang web của bạn tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cho các từ khóa cụ thể.

Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm trên website

Đối với cửa hàng bán lẻ thương mại điện tử, một trong những khía cạnh quan trọng quyết định đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng là chất lượng hình ảnh sản phẩm.

Bạn có thể chú ý đến độ phân giải hình ảnh sản phẩm, đảm bảo ảnh không bị “vỡ” khi khách hàng phóng to. Dung lượng ảnh nên được tối ưu ở mức thấp nhất. Điều này không chỉ giảm thời gian tải ảnh mà còn tạo thuận tiện khi khách hàng muốn tải ảnh xuống. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp tất cả các từ khóa tìm kiếm có liên quan trong thẻ ALT của hình ảnh để giúp tăng tần suất xuất hiện của hình ảnh đó khi khách hàng truy vấn tìm kiếm bằng hình ảnh.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trên website

Cá nhân hóa trải nghiệm cho từng nhóm đối tượng tương tác với website là vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp dễ dàng up-sell, cross-sell, gia tăng khả năng khách hàng tìm kiếm, khám phá sản phẩm mong muốn trên website và quyết định mua hàng sau đó.  

Giả sử, khi khách hàng truy cập website bán đồ thể thao và tìm hiểu sản phẩm xe đạp địa hình, đội ngũ tiếp thị có thể thiết kế và cài đặt pop-up, banner giới thiệu về ưu đãi, những sản phẩm hấp dẫn mà khách hàng đang quan tâm.

Nếu khách hàng quyết định bỏ hàng vào giỏ hàng, đặt hàng và thanh toán hóa đơn tại trang thanh toán, doanh nghiệp có thể gợi ý thêm các sản phẩm liên quan như găng tay chống trơn, giày thể thao,… để tăng khả năng bán hàng. Tiếp theo đó doanh nghiệp có thể gửi tới khách hàng các nội dung được cá nhân hoá như xác nhận đơn hàng, giới thiệu bộ sưu tập mới, nhắc mua lại sản phẩm,… thông qua Email/ Zalo ZNS, SMS,…

Trong trường hợp khách hàng thoát website thì doanh nghiệp có thể tạo các segment để phân khách hàng vào nhóm quan tâm “xe đạp địa hình” để tiếp thị lại trên Facebook.

Hiển thị các bài đánh giá và sản phẩm liên quan

Khách hàng có xu hướng rời khỏi trang web thương mại điện tử khi họ không tìm thấy thông tin phù hợp. Chính vì vậy, việc hiển thị các sản phẩm liên quan góp phần gia tăng mức độ quan tâm sản phẩm của khách hàng; tạo trải nghiệm mua hàng, thúc đẩy sự quan tâm, gắn bó với trang web của bạn.  

Bên cạnh đó, những bài viết đánh giá sản phẩm trên web sẽ giúp khách hàng có được cái nhìn chân thực hơn về chất lượng sản phẩm và quyết định mua hàng sau đó.

Tương tác với khách hàng qua mạng xã hội

Chia sẻ bài viết trên website lên fanpage, group của doanh nghiệp là phương pháp tiếp thị hữu ích giúp bạn đa dạng kênh tiếp cận khách hàng. Tận dụng tất cả các công cụ mạng xã hội để thu hút sự quan tâm của người dùng, từ đó củng cố thương hiệu cũng như phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tổ chức các cuộc thi, minigame thú vị giúp fanpage và group doanh nghiệp “ấm lên”, kích thích sự tò mò, thúc đẩy người dùng tham gia, từ đó tăng tỷ lệ truyền tải thông điệp sản phẩm sau đó.

Tối ưu thời gian tải trang web

Thời gian tải trang web cũng là một yếu tố quyết định đến lưu lượng truy cập trang web. Tốc độ tải trang chậm ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm khách hàng khi họ tìm kiếm thông tin qua Google, Bing,… Khách hàng thường không có thói quen chờ đợi 1 trang web tải quá lâu để đọc thông tin, đặc biệt khi họ có rất nhiều trang web có nội dung tương tự để lựa chọn. Chính vì vậy, thời gian tải trang càng lâu, bạn càng có khả năng phải đối mặt với sự rời đi của khách hàng chỉ sau 1 cú nhấp chuột.

Cải thiện và tối ưu thời gian tải trang bằng cách giảm tối đa dung lượng hình ảnh khi trang web của bạn có số lượng ảnh lớn, giảm request HTTP, bật Browser Cache,… là một số cách mà doanh nghiệp bạn có thể áp dụng để tăng tốc độ tải trang web.

Bổ sung trang các câu hỏi thường gặp trên website

Tỷ lệ thoát trang sẽ cao nếu như khách hàng không tìm thấy thông tin họ quan tâm. Để giảm thiểu tỷ lệ này, website của bạn cần bổ sung thêm những thông tin mà khách hàng có khả năng tìm kiếm cao. Bổ sung phần “Câu hỏi thường gặp” cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ trên trang web của bạn là một ý tưởng khá hay trong trường hợp này. Bởi khách hàng có thể tham khảo những thông tin liên quan đến sản phẩm quan tâm, đồng thời được giải đáp những thắc mắc phổ biến mà họ gặp phải khi sử dụng sản phẩm.

Chuyển hướng 301

Chuyển hướng 301 hay Redirect 301 là tính năng tự động chuyển vĩnh viễn một liên kết cũ sang liên kết hiện tại; thông báo cho các máy tìm kiếm, trình duyệt hay máy chủ rằng địa chỉ trang web hiện tại đã được chuyển tới địa chỉ mới.

Với tính năng này bạn có thể duy trì sức mạnh của các liên kết đến được nhúng vào các trang mà bây giờ bạn đã xóa khỏi trang web của mình. Trong khi bạn xóa một trang khỏi trang web của mình, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp chuyển hướng 301 đến một trang thay thế có nhiều khả năng thu hút khách truy cập nhất.

Đặt ưu tiên trong XML Sitemap

XML Sitemap cho phép Google và các công cụ tìm kiếm khác thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (index) của trang web một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ sự cố nào. Cụ thể, bạn có thể sử dụng XML Sitemap để chỉ định mức độ ưu tiên cho các URL hoặc các trang con khác nhau trên web của mình. Mức độ ưu tiên này sẽ quyết định đến thứ tự mà các trang sẽ được thu thập thông tin. Nếu bạn cho rằng một số trang trên trang web của mình quan trọng hơn những trang khác, bạn có thể chỉ định mức độ ưu tiên tương đối.

Sử dụng Robots.txt để chỉ định URL thư mục của trang web

Việc Google thu thập dữ liệu các trang web không mong muốn có thể gây lãng phí tài nguyên cũng như băng thông (bandwidth) trang web của doanh nghiệp bạn. Bằng cách sử dụng tệp “Robots.txt”, bạn có thể hướng dẫn robot web (robot của các công cụ tìm kiếm) không thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các tệp, các thư mục mong muốn trong trang web của bạn.

Ví dụ, bạn không muốn Google thu thập dữ liệu thư mục hình ảnh trên trang web của mình, bạn có thể cập nhật tệp “Robots.txt” phù hợp nhằm loại trừ công cụ tìm kiếm của SEO tìm thấy các nội dung hình ảnh mà bạn muốn ẩn.

Xây dựng liên kết chất lượng

Đối với các liên kết bên trong và bên ngoài của một website bất kỳ, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến số lượng liên kết, chất lượng các liên kết cũng là vấn đề đáng lưu ý. Các trang web bạn liên kết đến và những liên kết nhận về trang web của bạn phải là những liên kết có uy tín và lưu lượng truy cập lớn. Trong trường hợp trang web của bạn được liên kết với một trang web có chất lượng thấp hoặc một trang web bị Google đưa vào danh sách đỏ, bạn có thể bị “phạt” vì các liên kết ngược (backlinks).

Xác thực W3C

Xác thực W3C là dịch vụ miễn phí giúp doanh nghiệp bạn xác minh trang web của mình có phù hợp với các tiêu chuẩn định dạng do World Wide Web Consortium (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chính cho World Wide Web) đặt ra hay không. Trong trường hợp các trang trên website của bạn không đáp ứng tiêu chuẩn W3C, có thể do định dạng không chuẩn, thiếu khả năng đọc, mã HTML không hợp lệ,…  Điều này ảnh hưởng lớn đến niềm tin của khách hàng và dẫn đến lưu lượng truy cập kém. Vì vậy, hãy xác nhận W3C, đảm bảo trang web của bạn không gặp những lỗi như vậy và lưu lượng truy cập không bị ảnh hưởng.

Quan sát đối thủ cạnh tranh xây dựng chiến lược SEO

Gia tăng lượt khách truy cập trang web của bạn không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực cải thiện SEO của riêng bạn. Bên cạnh đó, bạn cần quan sát những gì đối thủ cạnh tranh của mình đang làm.

Quan sát, liệt kê từ khóa đối thủ cạnh tranh thường sử dụng để đặt tiêu đề, mô tả sản phẩm,… đặc biệt là những bài viết xuất hiện trong top đầu của trang kết quả tìm kiếm giúp doanh nghiệp bạn phát triển thêm những “idea” độc đáo cho bài viết của mình, kết hợp với nhóm từ khóa mà bạn tìm được.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu linh hoạt

Trong trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp bạn mở rộng sang thị trường nước ngoài điều bạn cần lưu ý là phải tùy chỉnh cổng thông tin trang web phù hợp với thói quen, sở thích của người dân địa phương. Từ đó giúp người dùng nhận ra thương hiệu quả bạn mang tính toàn cầu, đồng thời tạo cảm giác thoải mái khi họ truy cập vào công thông tin trang web của bạn.

Liên kết với những doanh nghiệp lớn khi mở rộng thị trường kinh doanh

Với những doanh nghiệp nhỏ và có mong muốn mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài, bạn cần đầu tư nhiều hơn vào tiếp thị và quảng cáo để thành công. Tuy nhiên, thay vì mạo hiểm khi “rót” tiền vào kinh doanh độc lập, doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc khi liên kết với các “ông trùm” trong ngành.

Hy vọng bài viết trên đây phần nào hỗ trợ doanh nghiệp bạn triển khai kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hiệu quả, tăng khả năng hiển thị phù hợp trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Từ đó giành được sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Địa chỉ : Vietphone Building, 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM
SDT: 0944443558
Email: support@mekongsoft.com.vn
VPĐD: L2-17 Phan Thị Ràng, phường An Hòa,TP. Rạch Giá, Kiên Giang
Hotline: 0913542025
Website: Phần mềm theo yêu cầu
MekongSoft

Related Posts